Tổng số lượt xem trang

Trang

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Bạc Hà

Bạc Hà

hanoicdc 08071301072011 Bac ha Bạc Hà

Tên khoa học:

Mentha avensis L. (Bạc hà Á), hoặc Mentha piperita L. (Bạc hà Âu), họ Bạc hà (Lamiaceae).
Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta.

Bộ phận dùng:

Thân, cành mang lá (Herba Menthae)

Thành phần hoá học chính:

Tinh dầu, trong đó thành phần chủ yếu là menthol.

Công dụng:

Chữa cảm cúm, nhức đầu, ngạt mũi, viêm họng, kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, đầy bụng.
Cất tinh đầu bạc hà và chế menthol dùng để sản xuất dầu cao sao vàng, thuốc đánh răng, làm thơm thuốc và một số ngành kỹ nghệ.

Cách dùng, liều lượng:

Dùng dưới dạng thuốc xông, thuốc hãm 12-20g mỗi ngày.

TAM THẤT

Tam thất

tam that Tam thất

Tên khác:

Nhân sâm tam thất, Kim bất hoán.

Tên khoa học:

Radix Notoginseng

Nguồn gốc:

Dược liệu là rễ phơi khô của cây Tam thất (Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen = Panax pseudo- ginseng Wall), họ Nhân sâm (Araliaceae).
Tam thất mọc hoang và được trồng ở vùng núi cao phía Bắc nước ta. Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.

Thành phần hoá học chính:

Saponin.

Công dụng:

Thuốc bổ cầm máu (chữa thổ huyết, băng huyết, rong huyết, sau đẻ máu hôi không ra hết, lỵ ra máu), ung nhọt, sưng do chấn thương, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngủ ít. Kinh nghiệm dân gian Tam thất có thể chữa được một số trường hợp ung thư (ung thư vú, ung thư máu…).

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 4-8g. Dạng thuốc sắc, hầm với thức ăn hoặc uống bột. Dùng ngoài có tác dụng cầm máu tại chỗ.

Ghi chú:

Người ta còn dùng hoa Tam thất pha uống như chè.
Một số dược liệu mang tên Tam thất:
- Thổ tam thất (Tam thất giả): là rễ củ của cây Gynura pseudochina DC. = Cacalia bulbosa Lour., họ Cúc (Asteraceae). Cây mọc hoang và được trồng ở nước ta. Rễ củ làm thuốc điều kinh, phụ nữ mới đẻ. Lá giã đắp mụn nhọt hoặc sắc chữa đau bụng. Rễ củ được dùng làm Bạch truật nam.

Gần đây, trên các trang mạng xã hội rộ lên thông tin cây bồ công anh có khả năng chữa được bệnh ung thư khiến nhiều người đổ xô đi tìm loại cây này. Vậy thực hư công dụng của bồ công anh thế nào?

Chỉ là lời đồn thổi
Nhiều người bị ung thư và người nhà khi thấy thông tin kết quả công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Windsor của Canada cho rằng, chất được chiết xuất từ rễ cỏ bồ công anh của Trung Quốc có thể khiến các tế bào ung thư bạch huyết “tự chết”... đã đổ xô đi tìm kiếm cây bồ công anh. Thậm chí, có bệnh nhân ung thư xin bỏ viện về nhà tìm kiếm cây bồ công anh sắc uống mong thoát khỏi căn bệnh quái ác này mà không cần hóa trị.
 Cây bồ công anh có chữa được ung thư? - 1
Cây bồ công anh chỉ là loại cây kháng viêm, thanh nhiệt, chữa mụn nhọt. Ảnh: T.L
Trước thông tin về loại cây bồ công anh chữa ung thư, TS Phạm Hưng Củng – nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền (Bộ Y tế) cho hay, từ trước đến nay ông chưa bao giờ nghe thông tin về điều trị ung thư bằng cây bồ công anh và cũng chưa có một công trình nghiên cứu nào cho thấy bồ công anh chữa ung thư. Trước đây, cũng từng xôn xao một vài bài thuốc Đông y có chữa được ung thư như lá đu đủ đực, mãng cầu xiêm, cây bán chỉ liên, bách hoa xà thiệt thảo. Thực chất bài thuốc trên chỉ có tác dụng kháng viêm, thanh nhiệt, giải độc… chứ không có tác dụng chữa ung thư như đồn thổi. Cây bồ công anh chỉ là loại cây kháng viêm, thanh nhiệt, chữa mụn nhọt.
“Ung thư vốn là căn bệnh khó điều trị, nếu can thiệp muộn khả năng tử vong cao. Đến thời điểm này, với những tiến bộ y học vẫn cần phải có liệu pháp tổng hợp cả Đông - Tây y mới hy vọng khống chế được bệnh ung thư. Không thể chỉ dùng cây bồ công anh hay lá mãng cầu, lá đu đủ… mà khống chế được căn bệnh này. Càng không nên tự ý sử dụng mà không có ý kiến của thầy thuốc. Bởi tùy theo loại bệnh và cơ địa từng người, thầy thuốc sẽ điều chỉnh liều dùng, đồng thời có những tiên liệu và phòng tránh khả năng tương tác thuốc. Mọi người chớ nghe theo đồn thổi mà nguy hại sức khỏe”, TS Phạm Hưng Củng nhấn mạnh.
ThS.Dược sỹ Phan Văn Hiệu – Công ty CP Dược mỹ phẩm CVI cũng cho rằng, đây chỉ là cách chữa truyền miệng dân gian chứ chưa có một công trình nào khẳng định bồ công anh trị được ung thư. Để có cái nhìn khách quan hơn về tác dụng của cây thảo dược này trong điều trị ung thư, cần có các nghiên cứu cụ thể và đối với thuốc sử dụng cho người cần phải có thời gian chờ đợi thử nghiệm.
Ở Việt Nam có rất nhiều loại cây dược liệu, thực phẩm có hoạt chất chống ung thư rất cao. Nhưng việc nghiên cứu các loại cây trồng, dược liệu trong điều trị ung thư ở ta chưa được triển khai nhiều bởi thực tế trình độ cán bộ nghiên cứu còn hạn chế, công nghệ, thiết bị chưa đáp ứng đủ yêu cầu nghiên cứu mà chủ yếu là công trình ở nước ngoài. Để những dược liệu được công nhận như là một sản phẩm hỗ trợ chống ung thư cần quá trình nghiên cứu bài bản, công phu được cả thế giới công nhận. Ví dụ từ cây dừa cạn, cây thông đỏ, các nhà khoa học chiết xuất được ra hoạt chất chống ung thư, hay cây nghệ hoạt chất curcumin đã được nhiều công trình khoa học và bằng chứng lâm sàng trên thế giới nghiên cứu chứng minh. Dù vậy sản phẩm này được đưa vào phác đồ điều trị cũng cần một thời gian rất dài.
Tác dụng kháng viêm
Theo Ths. BS Vũ Quốc Trung - Phòng khám Đông y chùa Cảm Ứng (Hà Nội), cây bồ công anh không thể trị ung thư. Thực tế có  một số bài thuốc cổ truyền dùng để hỗ trợ sau phẫu thuật hay trong lúc xạ trị, hóa trị chữa ung thư nhằm nâng thể trạng, sức đề kháng giúp kéo dài thêm thời gian sống của người bệnh.
Bồ công anh có tên gọi khác là rau bồ cóc, diếp dại, rau bao... Chúng mọc hoang tại nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Về hình dạng, bồ công anh là loại sống dai, có rễ trụ. Lá mọc thành hoa thị ở gốc, phiến lá cắt thành nhiều thùy nhỏ như răng nhọn. Giữa vòng lá mọc lên cuống cụm hoa màu vàng. Khi già, cây ra quả có lông màu trắng xếp thành hình cầu.
Nhân dân ta thường dùng lá làm thuốc, lá hái về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô dùng dần. Khi làm thuốc có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Theo y học cổ truyền, bồ công anh vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng nên được dùng để chữa các bệnh mụn nhọt, lở loét, viêm dạ dày - tá tràng, viêm gan và các chứng viêm nhiễm khác... Ngoài ra, các cụ xưa thường lấy cây này sắc lấy nước uống để chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa với phụ nữ sau sinh.
Tại Hoa Kỳ, một số tài liệu nghiên cứu cho thấy, trong cây bồ công anh, đặc biệt là rễ của cây chứa nhiều các nguyên tố vi lượng như sodium, calcium, magne, potassium, đặc biệt là nguyên tố vi lượng sắt (cao hơn cả rau dền đỏ và rau muống). Trong lá và thân cây bồ công anh còn chứa các viatamin tốt cho mắt và da như vitamin A, hỗ trợ xương như vitamin B6, B1. Lượng vitamin C trong bồ công anh đạt tỷ lệ 49%/mg.
Các chuyên gia khuyến cáo, hiện nay biện pháp chữa ung thư hiệu quả nhất vẫn là hóa trị, xạ trị và phẫu thuật. Không ai phủ nhận công dụng của thuốc nam nhưng chỉ nên sử dụng trong hỗ trợ điều trị. Trong lúc đang chữa trị ung thư với Tây y, nếu có muốn dùng thêm thuốc Đông y thì người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
 
Theo y học cổ truyền, bồ công anh thường dùng:
- Chữa các rối loạn trên hệ bài tiết: Toàn cây bồ công anh được chế biến thành một loại trà, uống mỗi ngày làm gia tăng lượng nước tiểu bài tiết.
- Chữa mụn cóc: Cắt ngang phần gốc của cây và lấy chất dịch tiết ra từ cây bôi lên chỗ mụn cóc, 2-3 lần mỗi ngày, sẽ thấy hiệu quả.
- Chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa: Liều dùng hàng ngày 20-40g lá tươi hoặc 10-15g lá khô. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như hạ khô thảo, thường dùng dưới dạng thuốc sắc. Nên phối hợp uống trong và giã nát đắp ngoài thì rất hiệu quả.
- Chữa viêm loét, mụn nhọt, ghẻ lở, các bệnh ngoài da giúp làn da tươi sáng và tăng cường thải độc cho gan. Mỗi ngày khoảng 20g, thêm hạ khô thảo, kim ngân hoa đồng lượng, sắc với 600ml nước, đun cạn còn 1/2, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Cây mơ

Cây mơ có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc (lưu vực sông Dương Tử), sau này lan sang Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Nó được trồng để lấy quả và hoa. Mơ ta là loài cận chủng với mơ tây (Apricot – Prunus armeniaca), có hình dáng bề ngoài của cây, lá, hoa, quả tương tự nhau, vì vậy cần phân biệt 2 loài cây này. Ngoài ra cũng không nhầm lẫn với các loài khác cũng có tên gọi chung là mai (ví dụ họ Ochnaceae) hay mơ (ví dụ mơ tam thể Paederia scandens).
Cây mơ
Quả mơ là một loại quả quen thuộc, được ứng dụng nhiều trong đời sống. Quả mơ ngâm với đường là cách mà dân gian vẫn thường làm để tạo thành thứ nước uống có tác dụng giải khát.
Uống một ly nước mơ khi vừa đi nắng hoặc làm việc ngoài nắng, nóng nực, mặt đỏ, ra nhiều mồ hôi, có tác dụng giải nhiệt, giải cảm nắng, cảm nóng. Làm việc trong môi trường nóng bức, ra nhiều mồ hôi, uống nước mơ có tác dụng chống mệt mỏi, sinh tân, chỉ khát, chống khô miệng, giảm mồ hôi, giảm mất muối qua mồ hôi và giảm được lượng nước uống. Khi nóng sốt lâu ngày, uống nước mơ vừa có tác dụng thanh nhiệt, lại chống được tình trạng môi khô, miệng háo do nhiệt độ cơ thể tăng cao. Nước từ quả mơ cũng dùng tốt trong các trường hợp đau bụng nóng, đau bụng do kiết lị.
Cây mơ
Từ quả mơ, người ta cũng chế biến thành Ô mai, vừa là món ăn, vừa là vị thuốc trừ ho, chống khô họng, giảm khản tiếng, mất tiếng. Cách chế biến Ô mai như sau: Quả mơ chín vàng được thu hái, đem phơi trong mát đến héo. Sau đó cho vào vai ngâm với muối, theo tỉ lệ 1kg mơ: 300g muối. Sau 3 ngày, 3 đêm thì vớt ra, tiếp tục phơi trong mát đến khi da quả mơ săn lại, rồi tiếp tục đem ngâm với muối theo cách trên. Làm liên tục như vậy 6 – 7 lần, tới khi da quả mơ săn chắc, có các hạt muối trắng mịn kết tinh trên bề mặt. Khi đó, có thể cất ở nơi khô mát, đem dùng dần. Để chế biến thành món ăn ưa thích, Ô mai được gia giảm thêm gừng sao khô và bột cam thảo.

VIỄN CHÍ Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcTên khác: Vị thuốc Viễn chí còn gọi Khổ viễn chí (Trấn Nam Bản Thảo), Yêu nhiễu, Cức quyển (Nhĩ Nhã), Nga quản chí thống, Chí nhục, Chí thông, Viễn chí nhục, Chích viễn chí, Khổ yêu, Dư lương, A chỉ thảo, Tỉnh tâm trượng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

 VIỄN CHÍ

 Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcTên khác:

Vị thuốc Viễn chí còn gọi Khổ viễn chí (Trấn Nam Bản Thảo), Yêu nhiễu, Cức quyển (Nhĩ Nhã), Nga quản chí thống, Chí nhục, Chí thông, Viễn chí nhục, Chích viễn chí, Khổ yêu, Dư lương, A chỉ thảo, Tỉnh tâm trượng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

 Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcTác dụng: Viễn trí, vien tri, vientri, khổ viễn chí, kho vien chi, Polygala tenuifolia Willd- Họ Viễn chí (Polygalaceae).

+ Bổ bất túc, trừ tà khí, lợi cửu khiếu, thính nhĩ, minh mục, cường chí (Bản Kinh).

+ Giải độc Thiên hùng, Phụ tử (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Định Tâm khí, giải kinh quý, ích tinh (Biệt Lục).

+ An thần, ích trí, khứ đờm, giải uất (Trung Dược Đại Từ Điển).

 Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcChủ trị:

+ Trị ho nghịch thương trung (Bản Kinh).

+ Trị tâm thần hay quên, kiên tráng dương đạo (Dược Tính Luận).

+ Trị thận tích, bôn đồn (Thang Dịch Bản Thảo).

+ Trị lo sợ, hay quên, mộng tinh, Di tinh, mất ngủ, ho nhiều dờm, mụn nhọt, ghẻ lở (Trung Dược Đại Từ Điển).

 Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcKiêng kỵ:

+ Sợ Tề tào (Dược Tính Luận).

+ Viễn chí sợ Trân châu, Lê lô, Tề tào (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Kinh Tâm có thực hỏa, phải dùng chung với Hoàng liên (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Có thực hỏa, kiêng dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

 Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcLiều dùng:

4 – 10g. Dùng ngoài tùy dùng.

 Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcĐơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị tâm thống lâu ngày: Viễn chí (bỏ lõi), Xương bồ (thái nhỏ) đều 40g. tán bột. Mỗi lần dùng 12g, nước 1 chén, sắc còn 7 phần, bỏ bã, uống ấm (Viễn Chí Thang – Thánh Tế Tổng Lục).

+ Trị ung thư, phát bối, nhọt độc: Viễn chí (bỏ lõi), gĩa nát. Rượu I chén, sắc chung, lấy bã đắp vết thương (Viễn Chí Tửu – Tam Nhân phương).

+ Trị họng sưng đau: Viễn chí nhục, tán nhuyễn, thổi vào, đờm sẽ tiết ra nhiều (Nhân Trai Trực Chỉ phương).

+ Trị não phong, đầu đau không chịu được: Viễn chí (bỏ lõi). Tán nhuyễn. Mỗi lần dùng 2g. lấy nước lạnh ngậm trong miệng rồi thổi thuốc vào mũi (Viễn Chí tán – Thánh Tế Tổng Lục).

+ Trị khí uất hoặc cổ trướng: Viễn chí nhục 160g (sao với trấu). Mỗi lần dùng 20g, thêm Gừng 3 lát, sắc uống (Bản Thảo Hối Ngôn).

+ Trị tiểu đục, nước tiểu đỏ: Viễn chí ½ cân (ngâm nước Cam thảo, bỏ lõi), Phục thần (bỏ gõ), Ích trí nhân đều 80g. tán bột. Lấy rượu chưng với miến làm hồ, trộn thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước Táo sắc (Viễn Chí hoàn – Chu Thị Tập Nghiệm Y Phương).

+ Trị vú sưng (suy nhũ): Viễn chí chưng với rượu, uống, bã đắp vào vết thương (Thần Trân phương).

+ Trị thần kinh suy nhược, hay quên, hồi hộp, mơ nhiều, mất ngủ: Viễn chí (tán). Mỗi lần uống 8g với nước cơm, ngày 2 lần (Thiểm Tây Trung Thảo Dược).

+ Trị tuyến vú viêm, tuyến vú u xơ:  Tác giả Hoàng Sĩ Tiêu dùng Viễn chí 12g, thêm 1 5ml rượu 600 ngâm 1 lúc, cho nước 1 chén, đun sôi 15-20 phút, lọc cho uống. Trị 62 ca tuyến vú viêm cấp, có kết qủa (Thông Tin Tân Y Dược Quảng Châu 1973, 65) và Tuyến Vú U Xơ 20 ca đều khỏi (Trần Phú, Trung Y Dược Học Học Báo 1977, 1: 48).

+ Trị âm đạo viêm do trùng roi: Viễn chí tán bột, thêm  Glycerine làm thành thuốc đạn (Đặt vào âm đạo), mỗi viên có hàm lượng thuốc sống là 0,75g. Trước khi  đặt thuốc, dùng bài thuốc nước rửa phụ khoa: (Ngải diệp, Xà sàng tử, Khổ sâm, Chỉ xác,  đều 15g, Bạch chỉ 9g), sắc lấy nước để xông và rửa âm hộ.  Đặt thuốc vào âm đạo mỗi  tối 1 lần. Trị 225  ca, sau 3 - 12 lần, hết triệu chứng và kiểm tra trùng roi âm tính có 193 ca khỏi, tỉ lệ 85,8% (Cao Tuệ Phương, Trung Y Tạp Chí 1983, 4: 40).

+ Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồl hộp, mơ nhiều: Viễn chí, Phục linh đều 10g, Xương bồ 3g, sắc nước uống (Định Chí Hoàn – (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồl hộp, mơ nhiều: Đảng sâm, Viễn chí, Mạch môn, Phục linh đều 10g, Cam thảo 3g, Đương quy, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo đều 10g, Quế tâm 3g, sắc, thêm bột  Quế tâm vào, hòa uống (Viễn Chí Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồl hộp, mơ nhiều: Quy bản, Long cốt, Viễn chí,  đều 10g, Xương bồ 3g, sắc uống (Chẩm Trung Đơn  - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị phế quản viêm mạn, ho đờm nhiều: Viễn chí, Trần bì, Cam thảo đều 3g, sắc uống  (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị phế quản viêm mạn, ho đờm nhiều: Viễn chí 8g, Cam thảo, Cát cánh đều 6g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị tuyến vú sưng đau: Viễn chí, tán bột, hòa rượu uống hoặc chưng cách thủy uống,  dùng một ít hòa với rượu đắp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

 Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcTên khoa học:

Polygala tenuifolia Willd- Họ Viễn chí (Polygalaceae).

 Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcMô Tả:

Vị Viễn chí ta còn nhập nội. Nó là rễ phơi khô của cây Viễn chí Polygala sibirica L., hoặc của cây Viễn chí Polygala tenuifolia Willd.

Ở Việt Nam có nhiều loài Viễn chí như Polygala japonica Houtt., Polygala sibirica L... nhưng chúng chưa được khai thác.

Cây Viễn chí Polygala japonica Houtt. còn gọi là nam Viễn chí, hay Tiểu thảo. Cây thảo, cao 10-20cm. Cành có ngay từ gốc. Cành nhỏ hình sợi mọc lan ra, trên có lông mịn. Lá mọc so le, nhiều dạng: lá phía dưới hình bầu dục, rộng 4-5mm; lá phía trên hình dải, đầu nhọn, dài 20mm, rộng 3-5mm, mép lá cuốn xuống mặt dưới. Hoa mọc thành chùm gầy, ngắn. Hoa xanh nhạt ở dưới, trắng ở giữa, tím ở đỉnh. Quả nang, nhẵn, hình bầu dục. Cây này mọc hoang ở Bắc Thái, Thanh Hóa, Nam Hà.

Cây Viễn chí Polygala sibirica L. Cây thảo, sống lâu năm. Đường kính thân 1-6mm. Lá phía dưới nhỏ hơn, hình mác, ở cả hai mặt đều có lông nhỏ, mịn. Hoa mọc thành chùm, dài 3-7cm. Cánh hoa màu lam tím. Cây này mọc nhiều ở miền Trung (Nghệ Tĩnh).

 Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcThu hoạch:

Vào mùa xuân, thu đào  lên, bỏ thân tàn, rễ con và đất, phơi cho vỏ hơi nhăn, rút bỏ lõi gỗ, phơi khô là được.

 Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcPhần dùng làm thuốc:

Rễ khô (Radix Polygalae). Thứ ống to, thịt dầy, bỏ hết lõi gỗ là thứ tốt.

 Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcMô tả dược liệu:

Viễn chí hình ống dài, cong, dài 3-13cm, đường kính 0,3 – 1cm. Vỏ ngoài mầu vàng tro, toàn thể có đường nhăn ngang và vân nứt tương đối dầy và lõm sâu hoặc có vân dọc nhỏ và vết rễ nhánh như cái máng nhỏ. Dòn, dễ bẻ gẫy, mặt cắt ngang mầu trắng vàng, ở giữa rỗng. Hơi coa mùi, vị đắng, hơi cay, nhai có cảm giác tê cuống họng (Dược Tài Học).

 Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcBào chế:

+ Bỏ lõi, sao lên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Chích Viễn chí: Lấy Cam thảo cho vào nồi, đổ thêm nước, nấu bỏ bã, cho Viễn chí vào (Cứ 5kg Viễn chí dùng 100g Cam thảo), nấu vừa lửa cho hút hết nước cốt Cam thảo, lấy ra để khô là được (Dược Tài Học).

 Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcBảo quản:

Để nơi thoáng gió, khô ráo.

 Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcThành phần hóa học:

+ Tenuigenin A, B Chou T Q và cộng sự, Am Pharm Assoc Sci Ed 1947, 36: 241).

+ Tenuifolin (Pelletier S W và cộng sự, Tetrahydron 1971, 27 (19): 4417).

+ Onjisaponin A, B, C, D, E, F, G (Sakuma S và cộng sự, Pharm Bull 1981, 29 (9): 2431).

+ Tenuifoliside A, B, C, D và a-D- (3-O-Sinapoyl) – Fructofuranosyl-a-D- (6-O- Sinapoyl) –Glucopyranoside (Ikeya Y và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1991, 39 (10): 2600).

+ Tenuifoliose A, B, C, D, E, F (Miyase Y và cộng sự Chem Pharm Bull 1991, 39 (11): 3082).

 Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcTác dụng dược lý:

+  Thuốc có tác dụng hóa đờm rõ, thành phần hóa đờm chủ yếu là ó vó re Cơ chế hóa clam của thuốc có thế do thuốc kích thích lên niêm mạc bao tử gây phản xạ tăng tiết ở phế quản  (Trung Dược Học).

+ Toàn bộ Viễn chí gây ngủ và chống co giật (Trung Dược Học).

+ Chất Senegi có tác dụng tán huyết, phần vỏ mạnh hơn phần gỗ. Viễn chí có tác dụng hạ áp (Trung Dược Học).

+ Cồn chiết xuất Viễn chí có tác dụng in vitro ức chế vi khuần gram dương, trực khuẩn lỵ, thương hàn và trực khuẩn lao ở người (Trung Dược Học).

+ Saponin Viễn chí kích thích dạ dày gây buồn nôn vì thế không nên dùng đối với những bệnh nhân viêm loét dạ dày (Trung Dược Học).

+Trên súc vật thực nghiệm, thuốc cho uống hoặc chích tĩnh mạch đều có tác dụng kích thích tử cung có thai hay không đều như nhau (Trung Dược Học).

 Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcĐộc tính:

+ Liều độc LD50 của vỏ rễ Viễn chí cho chuột nhắt uống là 10.03 ± 1.98g/kg. Liều LD50 toàn rễ là 16,95 ± 2.01g/kg mà rễ bỏ lõi gỗ đi dùng đến 75g/kg thì gây tử vong (Châu Lương Kiên, Sơn Tây Y Dược 1973 (9): 52).

 Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcTính vị:

+ Vị đắng, tính ôn (Bản Kinh).

+ Không độc (Biệt Lục).

+ Vị dắng, hơi cay, tính ôn (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Vị chua, hơi cay, tính bình (Y Học Trung Trung Tham Tây lục).

+ Vị đắng, tính ôn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Vị đắng, cay, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).

 Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcQuy kinh:

. Vào kinh  Thận, phần khí (Thang Dịch Bản Thảo).

. Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Trấn Nam Bản Thảo).

. Vào kinh Tâm, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Vào kinh Tâm, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).

 Viễn trí, vien tri, vientri - vị thuốcTham khảo:

+ Dùng dơn phương (độc vi) Viễn chí trị tất cả các chứng ung thư phát bối do thất tình uất ức, dùng Viễn chí sắc uống, bã đắp ngoài đều khỏi cả  (Dược Phẩm Vậng Yếu).

+ Viễn chí chạy vào Thận, chủ trị của nó tuy nhiều nhưng tóm lại không ngoài công dụng bổ Thận. Viễn chí không phải là thuốc riêng của Tâm mà làm cho mạch chỉ bổ tinh, trị hay quên vì tinh và chí đều tàng ở Thận. Tinh hư thì chí suy, không đạt lên Tâm dược cho nên hay quên. Sách Linh Khu ghi: Thận tàng tinh, tinh hợp chí, Thận thịnh mà không ngăn được thì tổn thương, hay quên. Gười có chứng hay quên là vì khí ở trên không đủ, khí ở  dưới có thừa, trường vị thực mà Tâm hư thì vinh vệ sẽ lưu trệ xuống dưới lâu mà không có lúc nào đi lên, cho nên hay quên. Hơn nữa, trong mùi vị của Viễn chí có vị cay cho nên hạ được khí mà chạy đến kinh quyết âm. Sách Nội kinh ghi: Dùng vị cay để bổ là ý nghĩa thủy với mộc cùng một nguồn gốc mà muôn đời chưa ai nói ra được  (Dược Phẩm Vậng Yếu).

+ Sở dĩ Viễn chí trị được chứng mất ngủ vì Thận tàng chí, Tâm thận không giao thì chí không định mà thần không yên. Viễn chí thông được Thận khí lên đến Tâm, khiến cho thủy ở trong Thận lên giao tiếp với Tâm, tạo thành Thủy Hỏa Ký tế. Còn trị ho và mụn nhọt là do công dụng lợi khiếu, long đờm. Trước kia Viễn chí đa số được dùng làm thuốc an thần, gần đây phần lớn dùng trị ho nghịch lên. Dùng vị đắng để tiết, lấy ôn để thông, có thể trị chứng ho nghịch thuộc hàn ẩm (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Viễn chí sống có tác dụng khử đàm, khai khiếu mạnh. Viễn chí mà chích thì độc tính giảm, vị kh í kém cũng dùng được. Viễn chí tẩm mật, sao, thì  tính nhuận, tác dụng an thần tốt. Viễn chí tính ôn, táo, uống trong kích thích mạnh vì vậy, đàm nhiệt thực hỏa, bao tử tá tràng loét cần thận trọng. Nếu không dùng với Chích Cam thảo sắc uống dễ gây nôn, buồn nôn  (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Kể bệnh, tư vấn, lấy thuốc

      Bàng

Bàng vị thuốc chữa lịCòn gọi là quang lang, choambok barangparrcang prang, badamier
Tên khoa học là Terminaliacatappa.
Thuộc họ bàng Combretaceae.
A. Mô tả cây
Bàng là một cây to, có thể cao tới 25m, cành mọc vòng làm cho tán cây xòe ra như cái lọng. Lá to hình thìa, đầu tròn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông hung nhạt phiến lá dài 20-30cm, rộng 10-13cm. Hoa nhiều mọc thành bông dài 15-20cm, trên cán bông có lông. Quả hình bầu dục, nhẵ dẹt với hai bên dìa hẹp, đầu hơi nhọn, dài 4cm, rộng 3cm, dày 15mm, nhẵn, cơm màu vàng đỏ, có xơ. Hạch rộng 15mm, hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu. Mùa quả tháng 8-10.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây bàng được trồng khắp nơi làm cây bóng mát. Người ta cho rằng cây bàng vốn không có ở nước ta, mà di thực từ đảo Moluques vào.
Người ta thường dùng lá, vỏ và hạt. Về mặt nguyên liệu cho dầu thì năng suất bàng thấp vì việc tách nhân bàng ra vất vả. Từ 100g hạch khô chỉ tách được 23g nhân.
C.Thành phần hoá học
Lá và vỏ cây chứa tamin vỏ thân chứa từ 25-35% taminpyrogalic và tamin catechic. Vỏ cành chứa 11% tamin.
Nhân hạt chứa 50% dầu béo màu vàng nhạt hay lục nhạt, vì dễ chịu, giống như dầu hạnh nhân, ăn được. Tuy nhiên nhân chỉ chiếm 10% toàn quả cho nên cuối cùng toàn quả chỉ chứa chừng 5% dầu béo, việc tách nhận đòi hỏi nhiều công sức, chưa cơ giới hóa được cho nên đến nay việc khai thác dầu hạt bàng chưa được đặt ra.
D. Công dụng và liều dùng
Tại một số vùng nhân dân dùng vỏ bàng sắc uống chữa lị, ỉa chảy và rửa các vết loét, vết thương.
Lá còn dùng sắc uống chữa cảm sốt làm cho ra mồ hôi, hoặc lá tươi giã nát, xào nóng để đắp và chườm vào nơi đau nhức.
Hạt dùng chữa ỉa ra máu, có thể dùng hạt ép lấy dầu để ăn hay dùng trong công nghiệp.

Quả Bàng

Quả Bàng
Hà Nội mùa thu 
Cây cơm nguội vàng
Cây bàng lá đỏ



Thèm quá... Tự nhiên thèm ăn một quả bàng chín. Nhớ quay quắt
 cái vị chan chát, ngòn ngọt, dìu dịu, thanh thanh, mát lắm của lớp cùi; nhân (mộng) bàng trắng (mà phải đập thật khéo đấy - mạnh sẽ bị nát, nhẹ thì không tách được) bùi và ngậy lắm.
Đối với một số người thì không qua được cảm giác vị lờ lợ ban đầu, sẽ khó cảm nhận được lắm. Nếu lần đầu tiên được nếm mà chọn đúng quả vừa chín tới, còn trên cây (vì nếu rụng rồi sẽ bị dập) thì sẽ nghiện ngay. 
Mãi đến hôm rồi đi Nam Định, phát hiện ra 01 dãy phố trồng toàn bàng, quả sai trĩu trịt, tán là là ngang tầm... chả cần phải súng cao su để bắn nữa, mà nhón giầy cao gót một chút là hái được... Đã ghê

qua chin
Ngon chưa? 

Này nhé :

rợp tán bàng

Bàng rợp xanh lòng đường tháng hạ 

Đong ve

Trơ cành, trơ tán lúc sang đông (?) 

(đặt câu hỏi vì không biết mùa lá bàng rụng là mùa nào nhỉ? không nhớ nổi) 

quả xanh

Photobucket
Mà lạ thay bao người bên cửa sổ 
Mắt bâng khuâng khi quả chín vào hoe 

SẮC BÀNG TRONG THU HÀ NỘI:

tranh?

SẮC LÁ BÀNG ĐỎ RỰC CHÁY TRONG CHIỀU THU HÀ NỘI 


nh­ung chuyen di

Sắc đỏ tươi như lửa cháy khát khao 
(ảnh này chôm bên nhà bạn TCT- hihi... cám ơn tác giả nhé)



P/S:
 Lưu ý nhé: trên cây bàng thường thấy rất rất nhiều sâu róm đấy, chọc (hoặc bắn) bàng không cẩn thận sâu rơi vào tay, chân, rất ngứa. Nhưng đáng lắm để thưởng thức QUẢ BÀNG