Tam thất
Tên khác:
Nhân sâm tam thất, Kim bất hoán.
Tên khoa học:
Radix Notoginseng
Nguồn gốc:
Dược liệu là rễ phơi khô của cây Tam thất (Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen = Panax pseudo- ginseng Wall), họ Nhân sâm (Araliaceae).
Tam thất mọc hoang và được trồng ở vùng núi cao phía Bắc nước ta. Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Tam thất mọc hoang và được trồng ở vùng núi cao phía Bắc nước ta. Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính:
Saponin.
Công dụng:
Thuốc bổ cầm máu (chữa thổ huyết, băng huyết, rong huyết, sau đẻ máu hôi không ra hết, lỵ ra máu), ung nhọt, sưng do chấn thương, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngủ ít. Kinh nghiệm dân gian Tam thất có thể chữa được một số trường hợp ung thư (ung thư vú, ung thư máu…).
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-8g. Dạng thuốc sắc, hầm với thức ăn hoặc uống bột. Dùng ngoài có tác dụng cầm máu tại chỗ.
Ghi chú:
Người ta còn dùng hoa Tam thất pha uống như chè.
Một số dược liệu mang tên Tam thất:
- Thổ tam thất (Tam thất giả): là rễ củ của cây Gynura pseudochina DC. = Cacalia bulbosa Lour., họ Cúc (Asteraceae). Cây mọc hoang và được trồng ở nước ta. Rễ củ làm thuốc điều kinh, phụ nữ mới đẻ. Lá giã đắp mụn nhọt hoặc sắc chữa đau bụng. Rễ củ được dùng làm Bạch truật nam.
Một số dược liệu mang tên Tam thất:
- Thổ tam thất (Tam thất giả): là rễ củ của cây Gynura pseudochina DC. = Cacalia bulbosa Lour., họ Cúc (Asteraceae). Cây mọc hoang và được trồng ở nước ta. Rễ củ làm thuốc điều kinh, phụ nữ mới đẻ. Lá giã đắp mụn nhọt hoặc sắc chữa đau bụng. Rễ củ được dùng làm Bạch truật nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét